Cách mạng cho một kì nguyệt san không rác thải.
Nói chuyện một cách cởi mở về nguyệt san đã là một điều khó khăn, vậy bàn luận về rác thải kinh nguyệt thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Trong khi chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề rác thải quen thuộc như ống hút nhựa và các loại túi nilon thì các nhóm hoạt động xã hội và môi trường đều cho rằng các sản phẩm phụ nữ sử dụng một lần trong chu kỳ nguyệt san hàng tháng cũng là một phần lớn của vấn đề.
Băng vệ sinh, sản phẩm sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới hơn 50 năm qua có thành phần nhựa tổng hợp trên mỗi sản phẩm nhiều hơn gấp 4 lần các loại túi nilon. Mặc dù băng vệ sinh chủ yếu được làm từ bông và sợi rayon để thấm hút nhưng nguyên liệu chủ yếu 90% vẫn là nhựa tổng hợp . Chưa kể mỗi miếng băng vệ sinh còn được gói bằng nhiều lớp bao bì nilon khác nhau. Trung bình mỗi cuộc đời phụ nữ ước tính họ sử dụng và bỏ đi hơn 20.000 miếng băng vệ sinh – một con số khá nhức nhối.
Cũng may nhờ những lời truyền miệng từ phụ nữ đến phụ nữ , những sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều năm trời như cốc nguyệt san đang dần trở nên phổ biến trên toàn cầu và mạng xã hội internet để vượt qua những thách thức về văn hoá và cởi trói tâm lý cho người dùng. Cốc nguyệt san có thể là một giải pháp kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống phụ nữ ở các nước đã và đang phát triển. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, những điều cấm kỵ về văn hóa và sự thiếu hụt y tế mãi là một trở ngại lớn với phụ nữ.
Vào một buổi thử thách dọn dẹp rác thải do một nhóm du khách Canada khởi xướng vào tháng 3 năm 2019, khoảng 50 bà con ngư dân biển Quy Hoà, phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn đã phải thu gom một số lượng lớn rác thải từ hàng trăm miếng băng vệ sinh và bao bì băng vệ sinh. Điều đáng buồn là thời gian cho mỗi miếng băng vệ sinh như vậy tiêu huỷ hoàn toàn còn dài hơn nhiều lần tuổi thọ của chính người sử dụng chúng..
Bên cạnh đó, mặc cho những cảnh báo rằng các sản phẩm như khăn giấy ướt và băng vệ sinh không thể tiêu huỷ qua đường cống thải, vẫn có những trường hợp vô ý thức vứt bỏ sản phẩm băng vệ sinh sau sử dụng vào toilet. Điều này khiến cho các công ty xử lý nước thải phải chi một số tiền lớn hàng năm để thông tắc. Đối với các nước không có hệ thống xử lý nghiêm ngặt tại chỗ, những món rác thải này sẽ được xử lý bằng tay trên đường phố bởi các công nhân môi trường nghèo, điều này gây nên nguy cơ bệnh dịch và ảnh hưởng sức khỏe rất lớn đối với chính họ và cộng đồng.
Inacup một thương hiệu cốc nguyệt san đến từ Canada mong muốn trở thành một sự lựa chọn bền vững và ý nghĩa cho nhiều triệu phụ nữ thế hệ tương lai.
Người sáng lập thương hiệu InaCup Ms Đặng Thuỷ Chi chia sẻ “Khi mọi người thấy cốc nguyệt san lần đầu, họ đã rất ngạc nhiên kiểu như, vậy cái phễu này sẽ được đặt vào trong người tôi hả? Làm sao tôi có thể nhét vào được nhỉ”. Nhưng sau một chu kỳ làm quen với cốc nguyệt san họ đã không thể nào quay lại sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh thông thường được nữa.
Cô chia sẻ, ở những khu vực nông thôn nơi kinh tế hàng hoá còn eo hẹp : “Phần lớn mọi người sống ở mức nghèo và thu nhập trung bình. Ngay cả băng vệ sinh cũng được xem là một khoản chi tiêu tốn kém và họ đôi khi lựa chọn những sản phẩm băng vệ sinh không rõ nguồn gốc chất lượng không qua kiểm định. Đã có rất nhiều trường hợp viêm nhiễm phụ khoa sau ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau một thời gian dài sử dụng băng vệ sinh trôi nổi được phát hiện nhiều năm qua. Lần đầu tiên cầm trên tay sản phẩm này, tôi biết nó sẽ là giải pháp lâu dài cho các cô gái trong suốt cuộc đời họ. Cô chia sẻ việc thiếu nhận thức về sức khỏe giới tính và những điều cấm kỵ về văn hóa sẽ là rào cản lớn để những chiếc cốc nguyệt san mang tính cách mạng này phổ biến tại các khu vực nông thôn.
Cốc nguyệt san được làm từ 100% silicon y tế, nó sẽ được đặt vào âm đạo và hứng lượng chất lỏng chảy xuống như một cái phễu chân không chứ không thấm hút ở bên ngoài như băng vệ sinh thông thường. Lượng chất lỏng sau đó sẽ được đổ ra ngoài, bạn chỉ cần làm sạch chiếc cốc là có thể tái sử dụng nó nhiều năm trời. Cốc nguyệt san có giá từ 30 – 40 đô la (700.000 ~ 800.000 VND), nhưng có thể tái sử dụng đến 10 năm. Từ cổ chí kim lịch sử nhân loại đã mất hàng nghìn năm để phát minh ra băng vệ sinh- thứ sống còn cho một nửa thế giới. Nhưng với những thách thức của môi trường và đòi hỏi ngày càng cao của trải nghiệm người dùng cốc nguyệt san chắc chắn là sản phẩm đến từ tương lai.